-
Tòa VP6 - Bán đảo Linh Đàm - Hoàng Liệt - Hoàng Mai - Hà Nội
- Sieuthisua81@gmail.com
Tòa VP6 - Bán đảo Linh Đàm - Hoàng Liệt - Hoàng Mai - Hà Nội
Thời tiết thay đổi, những trẻ có sức đề kháng kém dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp- bệnh thường gặp ở trẻ
Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính (viêm đường hô hấp) là bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, khiến đường hô hấp bị tổn thương ở các vị trí khác nhau gồm: thanh quản, khí quản, phế quản, tai, mũi, họng, phổi.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính là bệnh lý phổ biến nhất ở trẻ em. Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi giai đoạn hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, vì vậy đường hô hấp dễ nhiễm khuẩn nhất trong giai đoạn này.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ
Nhiễm khuẩn hô hấp gồm nhiễm khuẩn hô hấp trên và nhiễm khuẩn hô hấp dưới.
Theo Viện Dinh dưỡng, khi nhiễm khuẩn đường hô hấp, trẻ thường biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc, da xanh xao. Trẻ có thể bị ho, chảy mũi, thở khò khè, tiêu chảy. Một cơn ho có thể khiến trẻ trớ hết những gì vừa ăn hay bú được, khiến trẻ lại càng không muốn ăn uống gì. Một tháng, đứa trẻ 3 tuổi khỏe mạnh có thể tăng 300 gram, nhưng chỉ một tuần nhiễm khuẩn hô hấp, bé có thể sụt hơn một kg.
Vì thế, những em hay bị nhiễm khuẩn thường nhẹ cân, thấp hơn bình thường, thậm chí là suy dinh dưỡng nặng. Ngược lại trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cũng dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp hơn trẻ bình thường, do bé suy dinh dưỡng thấp còi thường có sức đề kháng kém hơn.
Suy dinh dưỡng, còi xương là một trong những yếu tố nguy cơ làm cho trẻ dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Ngoài ra, dưới một tuổi, đẻ thấp cân (dưới 2,5 kg), sống trong môi trường ô nhiễm, khí hậu lạnh, độ ẩm cao, mắc một số bệnh sởi, tim bẩm sinh cũng dễ khiến các em viêm đường hô hấp.
Để trẻ không nhiễm khuẩn đường hô hấp, đầu tiên cần chú ý bảo vệ sức khỏe, nhất là mũi họng. Trẻ cần được giữ ấm khi trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi. Tránh để luồng gió thổi thẳng vào mũi, họng; không cho uống nước lạnh.
Không gian xung quanh trẻ cần sạch. Phòng ngủ phải thoáng mát. Tránh để các em tiếp xúc với bụi, khói thuốc, môi trường ô nhiễm. Cha mẹ cần giữ vệ sinh cơ thể cho con và vệ sinh phòng. Người chăm trẻ cần rửa tay thường xuyên.
Bé cần được tránh xa nguồn lây bệnh. Cha mẹ không cho con đến chỗ đông người, nhất là nơi đang có nhiều người bị ho. Khi trong nhà có người nhiễm khuẩn hô hấp như cúm, lao phổi, cần cách ly người đó với trẻ.
Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, đặc biệt là hoàn thành tiêm chủng trong năm đầu nhằm giúp các bé có miễn dịch với một số bệnh, cũng là cách để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Dinh dưỡng cho bé
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp lứa tuổi này tránh suy dinh dưỡng, thấp còi, đồng thời tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp. Thực phẩm cần đủ 4 nhóm ngũ cốc, đạm động vật hoặc đậu đỗ, dầu mỡ, rau quả. Bé có thể uống sữa với thành phần dinh dưỡng giúp giảm biếng ăn, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy.
Phụ huynh đừng quên cho bé ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên, đây cũng là những cách giúp bé tăng đề kháng để chống lại bệnh tật, trong đó có nhiễm khuẩn hô hấp. Giấc ngủ sâu, nhất là trong khoảng thời gian vàng từ 22h đêm tới 3h sáng cũng như vận động đều có tác dụng tốt giúp các em tăng trưởng chiều cao, ăn uống ngon miệng.
Ngoài ra việc bổ sung vitamin, canxi, miễn dịch thường xuyên giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh.
Sieuthisua.com cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm bổ sung đề kháng giúp bé có một hệ miễn dịch tự nhiên khỏe mạnh như: Sâm ngón tay Hàn Quốc, miễn dịch, sữa non ildong Hàn Quốc, men vi sinh, sữa semper Nga
Sữa non ildong
Sữa non ildong dòng sữa non bổ sung cao cấp dành cho bé từ 0 tháng đến 9 tuổi, giúp bé có một hệ miễn dịch khỏe mạnh hoàn toàn tự nhiên
Sữa semper Nga dòng sữa cao dinh dưỡng dành cho bé suy dinh dưỡng, giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Sữa semper Nga
Ngoài ra Sieuthisua.com cung cấp các loại vitamin cho bé.
Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
Chúc mẹ và bé một mùa covid mạnh khỏe.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính (viêm đường hô hấp) là bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, khiến đường hô hấp bị tổn thương ở các vị trí khác nhau gồm: thanh quản, khí quản, phế quản, tai, mũi, họng, phổi.
Bình luận